Thủ tướng
Putin vào đầu tháng này lần đầu tiên đưa ra phương châm sẽ bố trí tàu ngầm
chạy năng lượng nguyên tử kiểu hiện đại nhất có vũ trang tên lửa đạn đạo tầm xa
“Buraba” kiểu mới ở căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương trong năm nay. Tên
lửa đạn đạo tầm xa xét cho cùng là thứ để đối phó với sức mạnh chiến tranh hạt
nhân của Mĩ nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ý chí mạnh mẽ của Nga nhắm tới việc
tăng cường thể chế an ninh được gọi là “căng dây chiếm chỗ ” ở
khu vực biển Okhotsk. Và điều này cũng thể hiện nhận thức về sức mạnh
quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc khi vào năm tới nước này dự kiến sẽ
đưa chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào hoạt động.
Về mặt kinh tế Nga cũng đang đưa ra chính
sách thể hiện tư thế chú trọng Viễn Đông vốn chậm tiến từ trước đến nay. Vào
tháng 9 sang năm tại Vladivostok, Nga lần đầu tiên sẽ chủ trì Hội nghị
thượng đỉnh kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) và có thể thấy sự tham gia
chính thức của Nga vào cộng đồng kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Vào đầu tháng
này kế hoạch trường kì xuất khẩu gas hóa lỏng khai thác tại vịnh Sakhalin chuyển
về Vladivostok đã tiến thêm một bước khi đường ống dẫn gas nối Sakhalin-
Khabarovsk- Vladivostokđược hoàn thành. Mặt khác, Nga cũng dốc sức vào việc
phát triển con đường hàng hải cực bắc liên kết giữa Đông Bắc Á và châu Âu. Sự
chuẩn bị sức mạnh quân sự của Nga ở Viễn Đông đã có ảnh hưởng tới lợi ích kinh
tế quốc gia và là một bộ phận của chiến lược quốc gia nhằm tăng cường sức
ảnh hưởng ở khu vực Đông bắc Á.
Cả lãnh thổ phía bắc (bao gồm 4 đảo
Habomaigun, Shikotan, Kunashiri, Etorofu) vốn bị Nga thống trị trên thực tế từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và Nhật đang đòi hoàn trả cũng nằm trong chiến
lược quốc gia này. Đặc biệt các nhà nghiên cứu quân sự Nga chỉ ra rằng đảo
Etorofu và Kunashiri – nơi có quân đội Nga chiếm đóng là một bộ phận của con đường
huyết mạch chiến lược đi từ biển Okhotsk ra Thái Bình Dương. Chính quyền Nga đã
thực thi chính sách chiến lược quốc gia dài hơi đầu tư một khoản tiền khổng lồ
chưa từng có vào việc khai thác, phát triển quần đảo Curin (quần đảo Chishima
bao gồm cả lãnh thổ phía bắc) và tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các
ngành công nghiệp cơ bản vì thế có lẽ nên coi nó là một bộ phận trong chiến lược
của Nga đối với khu vực Đông Bắc Á. Nếu cứ thế thì chuyện lấy lại bốn hòn đảo
phía bắc sẽ mãi xa vời.
Mùa hè
này điều phái đoàn từ Nhật đến thăm hiện trường trong chương trình “giao lưu
không cần Visa”-chương trình đã bước sang năm thứ 20- nhìn thấy chính là sự
khai thác, phát triển bốn đảo đang được xúc tiến nhanh chóng. Tại đảo Etorofu
và Kunashiri việc xây dựng sân bay và cơ sở hạ tần được xúc tiến và việc trải
nhựa các con đường quan trọng vốn bỏ bẵng từ trước tới nay cũng được bắt đầu.
Những người dân Nga đã bày tỏ sự kì vọng đối với việc chính quyền cuối cùng
cũng tiến hành khai thác, phát triển ở đây.
Có lẽ chính quyền mới của Nhật Bản cần phải
quan sát chiến lược của Nga đối với khu vực Đông Bắc Á và tiến hành tái cấu
trúc một cách nghiêm túc chiến lược đối phó với Nga.
Nguyễn
Quốc Vương dịch
http://mainichi.jp/select/opinion/editorial/news/20110919k0000m070121000c.html