Văn hóa trẻ em và môn Xã hội
Khi bàn về văn hóa trẻ em sau Chiến tranh thế giới thứ hai không thể bỏ qua truyện tranh và phim hoạt hình. Tuy nhiên, trường học lại là nơi loại trừ chúng. Quan niệm cho rằng không được mang truyện tranh đến trường cho đến nay vẫn thống trị trường học.
Văn hóa truyện tranh-phim hoạt hình hầu như không được đưa vào giờ học môn Xã hội và tình trạng đó vẫn tiếp diễn đến tận ngày hôm nay.
Từ năm 1997 (năm Heisei thứ 8), Cục văn hóa đã lập kế hoạch xây dựng “Lễ hội nghệ thuật truyền thông”, hàng năm lựa chọn ra những thành quả ưu tú để khen thưởng. Nó được chia ra thành ban kĩ thuật số và ban truyện tranh-phim hoạt hình với hai giải “Daisho” và “Yushusho” cho mỗi ban. Mục đích chủ yếu của lễ hội nghệ thuật truyền thông này là truyền tải ra thế giới các tác phẩm truyền thông ưu tú được tạo ra từ đất nước chúng ta. Bối cảnh đằng sau là sự thật truyện tranh của Nhật Bản đã được thế giới đón nhận.
Thông điệp của Teduka Osamu
Nguồn gốc của việc phát đi thông điệp và tạo nên ảnh hưởng ở châu Á, cũng như thế giới của truyện tranh-phim hoạt hình Nhật Bản là Teduka Osamu (1928-1988). Teduka là người đầu tiên đưa truyện tranh ra thế giới và sau đó xây dựng nên nguồn gốc của việc giao lưu văn hóa truyện tranh. Teduka trong cuộc đời mình đã để lại 15 vạn trang truyện tranh và dòng chảy nhất quán ở đó là sự nhân văn.
Thông qua các tác phẩm này, Teduka muốn nhắn gửi đến trẻ em các thông điệp sau:
– Óc mạo hiểm
– Năng lực mơ ước
– Năng lực phê phán
Đối với trẻ em, óc mạo hiểm mãi mãi là niềm mơ ước. Lòng mong muốn khám phá những điều chưa biết chính là phẩm chất cần phải nuôi dưỡng thông qua giáo dục Năng lực mơ ước cũng là yếu tố quan trọng mà trẻ em không được phép quên. Không cần phải dẫn ra ví dụ như Doremon cũng thấy hình tượng trẻ em không bao giờ quên mơ ước và luôn cố gắng dù ở bất cứ đâu là rất cần thiết. Xin dẫn ra đây lời của Teduka: “Nếu như mất đi lòng mong muốn khám phá thứ chưa biết, thế giới này sẽ trở thành thứ vô vị. Đó không phải chỉ là chuyện bay vào vũ trụ mà việc vượt thoát khỏi hiện tại cũng là một sự mạo hiểm. Hướng đến thứ gì đó và mong muốn chinh phục nó là sự lãng mạn của trẻ em và người lớn không được phép tước đi điều đó” ( “Garasu no
Thực tế giờ học
Cho đến nay truyện tranh đã được sử dụng từng phần trong các giờ học môn Xã hội như sử dụng truyện “Hadashi no gen” để dạy về hòa bình, “Hoa hồng Berusaiyu” để dạy về lịch sử thế giới. Tuy nhiên việc sử dụng truyện tranh và phim hoạt hình vào giờ học một cách có mục đích đúng nghĩa phải chờ tới “Seminar sáng tạo giờ học” của Đại học Tsukuba. Từ năm 1997, seminar đã đưa ra giải quyết vấn đề lấy truyện tranh và phim hoạt hình làm giáo tài và tạo ra rất nhiều thực tiễn. Dưới đây sẽ giới thiệu một trong số đó.
Trong số các tác phẩm của Kawaguchi Kaiji có tác phẩm “Hạm đội im lặng”. Đây là sự giả định về các sự kiện xảy ra xung quanh các tàu ngầm nguyên tử với vũ đài quốc tế.
Khi Nhật Bản lâm vào tình thế nguy hiểm, Nhật Bản buộc phải lựa chọn thủ tướng. Bốn thủ lĩnh của bốn đảng lên ti vi và tiến hành thảo luận.
Vấn đề mà nhà báo chủ trì đưa ra là “Trong số 10 người bị trôi dạt trên biển có bản thân mình. Trong trường hợp biết rõ một người trong số đó mắc bệnh truyền nhiễm gây chết người thì với tư cách là nhà lãnh đạo, bản thân sẽ làm gì?”.
Bốn thủ lĩnh của bốn đảng đưa ra câu trả lời sau:
Umiwata Ichiro : “Cho dù là tình huống khốn cùng thế nào đi nữa thì cũng không thể giết thiểu số! Nếu thế…. Mọi người nên chết cùng nhau”.
Takekami Sumio: “Cần nhanh chóng thả người nhiễm bệnh xuống biển. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đó”.
Kawashi Hideki: “Cần quyết định theo đa số dựa trên sự đồng thuận của mọi người”.
Otaki Atsushi: “Tôi sẽ suy nghĩ về cách cứu tất cả 10 người. Vì vậy tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ”.
Trong giờ học, trước tiên học sinh sẽ đứng trên lập trường 4 người để thảo luận. Ở hình thức tranh luận debate, học sinh sẽ có cơ hội luân phiên phê phán người khác. Sau đó tiếp nhận sự phản biện. Cuối cùng thì cùng đưa ra luận điểm của bản thân và bỏ phiếu đánh giá các ý kiến.
Từ trước đến nay nhiều ý kiến cho rằng “debate” có tính chất như là kĩ thuật tranh luận nên có nhược điểm thiếu vấn đề nhận thức tuy nhiên trong thực tiễn này lại có các yếu tố đảm bảo được điều đó. Thêm nữa thảo luận rất sâu sắc.
Sử dụng truyện tranh và phim hoạt hình
Việc sử dụng truyện tranh trước đó đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều lĩnh vực nhưng sử dụng phim hoạt hình vẫn là lĩnh vực chưa được khai hoang. Những năm gần đây, phái làm phim hoạt hình về xã hội cũng xuất hiện và hi vọng nó sẽ được nghiên cứu.
Truyện tranh của Nhật Bản đang thay đổi lớn. Trong quá khứ khi nói đến truyện tranh thì người ta cho đó là đồ của trẻ con nhưng những năm gần đây truyện tranh lại lan rộng trong nhiều tầng lớp độc giả từ người lớn đến người già. Từ sau Hội nghị thượng đỉnh truyện tranh tổ chức ở Tokyo năm 1996 (năm Heisei thứ 7), hàng năm đều có tổ chức sự kiện này ở một nước châu Á và điều đáng chú ý ở hội nghị đó là mối liên quan giữa truyện tranh và giáo dục.
Ở Nhật Bản-nước tiên tiến về truyện tranh, việc tích cực đưa truyện tranh vào trường học đang thu hút sự chú ý của công luận. Thêm nữa, do truyện tranh được viết chủ yếu dựa trên tranh vẽ cho nên nó cũng được chú ý với tư cách là sự lý giải quốc tế không dùng ngôn ngữ.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)