Định nghĩa môi trường
Môi trường-từ ngữ mà hiện nay chúng ta dùng khắp nơi vốn là từ trước đó chưa hề có. Ban đầu thứ tiến hành các chủ đề nghiên cứu chủ yếu về môi trường xung quanh con người là địa lý học. Saito trong tác phẩm “Môi trường và sinh thái” đã định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường trong tiếng Đức là Umwelt, tiếng Pháp là Milieu, tiếng Anh là Environment. Mumwelt là thế giới xung quanh bản thân, Environment là bầu không khí xung quanh, Milieu là không gian vật chất đi qua vật chất (chủ thể) vận động. Thêm nữa, môi trường có 3 loại là (1) môi trường vật chất, (2) môi trường sinh vật, (3) môi trường xã hội. Ba loại môi trường này hợp lại sẽ tạo ra loại thứ tư là môi trường địa lý. Vì vậy môi trường địa lý là cách nhìn tổng hợp về môi trường xung quanh con người”.
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Trong địa lý học người ta phân môi trường ra thành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong môi trường tự nhiên có các vật chất tự nhiên tác động tới cuộc sống con người như: vị trí, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, nguồn nước. Trái lại môi trường xã hội bao gồm mật độ dân số, lực lượng lao động, tư bản, giao thông, văn hóa, chính trị, kinh tế, tổ chức xã hội. Các yếu tố cấu thành nên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội này không tồn tại cá biệt mà tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Ví dụ như trong môi trường tự nhiên, vùng xung quanh vĩ độ 20-300 được che phủ bởi rừng Á nhiệt đới suốt năm và có lượng mưa nhỏ. Vì vậy thực vật hầu như không thấy giống như sa mạc. Sa mạc do lượng mưa nhỏ nên hầu như không nhìn thấy nước trên mặt đất. Đất rất giàu Alkari vì vậy đôi khi có mưa lớn sẽ làm cho các loại muối dưới đất tập trung lên trên bề mặt. Bên trên là môi trường sa mạc và ta có thể thấy vị trí, khí hậu, thực vật, lượng mưa, thổ nhưỡng có mối quan hệ mất thiết với nhau như thế nào.
Mặt khác, môi trường xã hội cũng có các yếu tố cấu thành gắn bó chặt chẽ với nhau ở khu vực nhất định. Thêm nữa, cũng có thể coi sự kết hợp giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tạo nên một loại môi trường mới là môi trường địa lý.
Sự hoàng kim của giáo dục môi trường.
Học tập liên quan tới môi trường ban đầu được tiến hành trong lĩnh vực sinh vật và địa lý. Theo đó, sự tồn tại của sinh vật chịu tác động mạnh mẽ của môi trường bên ngoài và địa lý học cho rằng sự khác nhau giữa cuộc sống con người theo khu vực là do ảnh hưởng của môi trường khác biệt. Tuy nhiên, gần đâyhọc tập về môi trương tức là giáo dục môi trường rất phát triển ở Nhật Bản cũng như là nước ngoài. Trong “thời gian học tập tổng hợp” được thiết lập mới trong Hướng dẫn học tập được thực hiện từ năm 2002 cũng có các chủ đề học tập chủ yếu là môi trường. Bộ giáo dục trong các tài liệu chỉ đạo giáo dục môi trường ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (1991), trường tiểu học (1999) đã chỉ ra phương châm giáo dục môi trường trong giáo dục trường học. Ở đó giáo dục môi trường được đề cập là nhằm làm cho học sinh “có mối quan tâm, tri thức về môi trường, trên cơ sở hiểu biết và nhận thức tổng hợp về hoạt động con người và môi trường mà làm cho học sinh có các kĩ năng, năng lực tư duy, năng lực phê phán có thể phục vụ bảo vệ môi trường, có thai độ và hành động có trách nhiệm tham gia một cách chủ động vào hoạt động tạo ra môi trường tốt đẹp hơn.
Tình hình thực tế của giáo dục môi trường
Ở các môn Xã hội và Khoa học, những môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục môi trường thì giáo dục môi trường được thực thi như thế nào? Biểu đồ bên phải thể hiện câu trả lời của sinh viên khoa giáo dục đại học Kakogawa đã tiếp nhận giáo dục môi trường như thế nào từ cấp tiểu học cho đến trung học phổ thông. Theo biểu đồ này, sự khác nhau trong nội dung giáo dục môi trường ở môn Xã hội và Khoa học mặc dù được công nhận nhưng điều đáng chú ý là việc đưa ra các nội dung về sự cộng sinh giữa môi trường tự nhiên và con người rất ít ỏi. Đặc biệt trong giáo dục môn Xã hội khuynh hướng này rất rõ.
Vai trò của giáo dục địa lý trong học tập về môi trường
Giáo dục địa lý có mục đích chủ yếu là làm rõ ở phạm vi khu vực mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cuộc sống con người đồng thời nó cũng coi trọng việc tiếp cận khu vực (địa phương) một cách tổng hợp. Ở hình thức học tập thì hình thức học tập dã ngoại được coi trọng. Học tập dã ngoại có thể quan sát các yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên có mối quan hệ như thế nào và có thể lý giải một cách dễ dàng mối quan hệ giữa cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Giống như ta thấy trong tài liệu chỉ đạo giáo dục môi trường của Bộ giáo dục, nếu như mục tiêu của giáo dục môi trường đạt được thông qua việc “lý giải và nhận thức một cách tổng hợp về mối quan hệ giữa cuộc sống con người và môi trường” thì có thể nói trên cơ sở bổ sung phần còn thiếu sót nhất của giáo dục môi trường hiện đại, vai trò của học tập môi trường trong giáo dục địa lý có vai trò rất quan trọng.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)