Kế hoạch Fukuzawa được chế tác bằng phương pháp ở đó các yếu tố của từng môn giáo khoa được phân phối cho từng năm với tư cách là danh sách các yếu tố thiết yếu của từng môn và sau đó dựa trên nền tảng là tangen “học tập lấy trung tâm là các vấn đề xã hội”.
Danh sách các yếu tố thiết yếu của môn Xã hội được tạo thành từ ba nhóm là nền tảng xã hội được tạo nên từ các yếu tố như địa lý, vị trí, diện tích, tình trạng dân số, cơ cấu xã hội với nội dung như các cộng đồng khác biệt về tư cách, độ lớn của các đoàn thể kinh tế, gia đình, làng, chức năng xã hội đối với đời sống xã hội. Từ đó sự lý giải, thái độ, kĩ năng ở điểm giao cắt của các môn giáo khoa sẽ được thể hiện theo ba quan điểm trên.
Nói một cách khái quát, trong khi “core-curriculum” lấy hạt nhân là hiện thực cuộc sống của trẻ em và được cấu tạo từ các ý tưởng đối với việc học tập môn giáo khoa ở xung quanh thì Kế hoạch Fukuzawa đã được cấu tạo bằng dòng chảy ngược lại. Đó là đặc trưng của Kế hoạch Fukuzawa.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)