Học tập điều tra thông tin thường được tiến hành trong học tập môn Xã hội. Bằng việc chỉ ra thứ tự cách thức điều tra trên thực tế học sinh có thể tự mình điều tra và biết được cụ thể. Ở đó có thể các nghi vấn mới xuất hiện và việc học tập lại tiếp tục.
Quyết định chủ đề
Thông qua học tập tham quan nhà máy xử lý rác, mối quan tâm của học sinh đối với rác rất cao. Câu hỏi “Tại sao rác lại liên tục gia tăng” trở thành “cái cớ” cho việc học tập. Học tập điều tra thông tin sẽ bắt đầu với việc quyết định chủ đề-“điều tra thông tin về cái gì”. Đầu tiên cả lớp sẽ quyết định chủ đề lớn. Trường hợp suy ngẫm về môi trường thì có thể đó là vấn đề “Vấn đề môi trường của thành phố hiện nay ra sao?”. Cả lớp sẽ thảo luận chủ đề này, sau đó sẽ thu hẹp chủ đề lại. Các vấn đề như “nước có bị ô nhiễm không?”, “không khí có ô nhiễm không?”, “chim và các động vật hoang dã khác có bị ảnh hưởng không?”, “Việc phát triển công nghiệp có gây ảnh hưởng không?”, “Vấn đề thực phẩm có ổn không?” sẽ xuất hiện. Sau đó các nhóm sẽ phân công điều tra. Vấn đề lớn là môi trường đã được phân chia ra để điều tra và suy nghĩ. Chủ đề trong trường hợp này được gọi là chủ đề “bậc trung”. Một nhóm nào đó sẽ chọn chủ đề về nước và qua thảo luận trong nhóm các sẽ có sự trao đổi, phát biểu về những điều được thấy trên ti vi, báo, bản thân nghe hoặc nhìn thấy. Dựa trên các phát biểu, trao đổi này, nhóm sẽ xây dựng dự kiến, suy nghĩ từ nhiều góc độ về chủ đề “bậc trung” này và quyết định nội dung điều tra. Các nội dung này trở thành “tiểu chủ đề”.
Ví dụ như học sinh trong nhóm sẽ điều tra về:
(1) những thứ làm ô nhiễm sông, hồ
(2) những thứ làm ô nhiễm nước ngầm
(3) sông, hồ bị ô nhiễm
(4) cảng và vịnh bị ô nhiễm
(5) lý do nước máy có mùi hôi.
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Nên xây dựng kế hoạch nghiên cứu theo mẫu
(1) Phân công nghiên cứu: tiểu chủ đề và người đảm nhận
(2) Phương pháp nghiên cứu: tiến hành điều tra như thế nào. Ví dụ: điều tra, tìm kiếm thông tin ở thư viện.
(3) Thời gian nghiên cứu: Điều tra thông tin đến khi nào.
– tìm kiếm, điều tra bằng tư liệu
– chuẩn bị tóm tắt và phát biểu
– tổ chức phát biểu
(4) phương pháp tóm tắt và phát biểu
– cách tóm tắt=> tóm tắt bằng các thẻ
– phương pháp phát biểu =>sử dụng máy tính
Điều tra thông tin như thế nào
Trước hết, cần điều tra thông tin ở thư viện nhà trường. Do có nhiều tư liệu nên cần phải xác định đặc tính khi điều tra.
(1) Tư liệu là sách
Có các từ điển được xếp theo thứ tự a, b, c hay theo phân loại khoa học. Tiếp theo, ở đây có các bản niên giám về địa lý, lịch sử liên quan đến môn Xã hội. Cũng có cả các niên giám ghi chép các sự kiện trong một năm về sản xuất, buôn bán, sự kiện. Trước tiên là tra tìm mục lục. Những mục nào thích hợp với tiểu chủ đề cần chi chép lại và để trong ngoặc. Ở đây cần phải đào tạo học sinh cách tìm kiếm các bài viết và cách tóm tắt thu gọn thông tin.
(2) Đa phương tiện
Để biết thông tin về Nhật Bản và thế giới thì báo là thứ hữu ích. Có thể lấy được các thông tin mới từ báo. Khi sử dụng các mảnh cắt từ báo, chế tạo thành các quyển hoặc tệp tài liệu thì sẽ có được những thông tin khó tìm thấy ở sách. Cũng có thể sử dụng các băng video do các cơ quan nhà nước chế tạo. Cũng có thể có trường chưa có điều kiện nhưng số lượng các trường ở đó học sinh sử dụng internet để tìm kiếm đang tăng lên.
Sự đa dạng của phương pháp điều tra thông tin
Việc tìm kiếm, điều tra thông tin ở các bảo tàng, thư viện cũng quan trọng nhưng ở giới hạn cho phép cần phải ra ngoài tìm đến nơi sản xuất nước máy và trực tiếp tiến hành phỏng vấn. Có nhiều trường hợp nhà máy sản xuất nước không ở gần trường. Tuy nhiên không phải chỉ điều tra mỗi nơi đó. Cũng có thể ông cụ ở cửa hàng vẫn đi học qua có thể chỉ cho biết nhiều thứ. Cần phải mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin.
1. Hỏi
Việc hỏi những người có nhiều kinh nghiệm hay người biết rõ về vấn đề đang điều tra có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên cần liên lạc trước để tránh thất lễ.
2. Điều tra qua internet
Phương pháp này rất thích hợp với các chủ đề, thông tin mới ít người biết hoặc không tìm thấy trong sách. Tuy nhiên khác với các ấn phẩm đã xuất bản, thông tin ở đây chưa được kiểm chứng nên cần chú ý không phải tất cả mọi điều viết trên các trang nhà đều chính xác. Thêm nữa, việc đưa quá nhiều câu hỏi lên trang nhà cũng là việc làm nên tránh.
3. Hỏi qua điện thoại
Không nên tiến hành phương pháp này với các cơ quan không tiếp nhận câu hỏi qua điện thoại. Phía được hỏi trong trường hợp này sẽ lúng túng khi đột nhiên có điện thoại. Mặt khác việc hỏi qua điện thoại gây khó khăn cho việc ghi chép câu trả lời và dễ xảy ra nhầm lẫn.
4. Điều tra qua thư
Cần phải viết điều muốn hỏi thật chi tiết, rõ ràng trong lá thư gửi đi. Cũng có nơi không tiếp nhận thư nên trước khi làm phải tra cứu, xác minh kĩ. Câu hỏi trong thư cần chú ý đến thời gian của phía trả lời.
Cho dù là phương pháp nào đi nữa thì điều cần ghi nhớ là không được quên cảm ơn phía đã giúp đỡ.
Tóm tắt và phát biểu
Cần phải hướng dẫn những học sinh chưa biết cách tóm tắt bằng các gợi ý: đã tiến hành điều tra như thế nào, trong khi điều tra thì biết được điều gì, em nghĩ như thế nào về điều đó. Chỉ đạo học sinh viết rõ nghe từ ai, hỏi ai, thông tim lấy từ sách nào, ai viết, ở đâu xuất bản, xuất bản năm nào. Nếu như có được các điểm chủ yếu nói trên thì sẽ không cần phải lo lắng. Bằng việc tiến hành điều tra học sinh sẽ có thể đi đến nhiều nơi, gặp được nhiều người. Học tập sống động là việc gặp gỡ với người thật, việc thật.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)