CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC CỦA NHẬT BẢN TRONG THẾ KỈ 21 (PHẦN CUỐI)

Nguyễn Quốc Vương 04/05/2024
Giáo dục Việt Nam và Nhật Bản

PHẦN 3. GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI SỰ BIẾN ĐỔI CỦA XÃ HỘI NHƯ QUỐC TẾ HÓA, THÔNG TIN HÓA, PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KĨ THUẬT

Chương 1. Giáo dục ứng phó với sự biến đổi của xã hội

– Quan điểm cơ bản


+ Coi trọng giáo dục “năng lực sống”
+ Tuyển chọn nghiêm ngặt nội dung giáo dục, triển khai hoạt động giáo dục thong thả.
+ Coi trọng việc hướng dẫn tôn trọng sự cảm động, đặt ra câu hỏi, suy luận ở trẻ em.
+ Tăng cường sự liên kết tương hỗ giữa các môn giáo khoa với giờ đạo đức, hoạt động đặc biệt, triển khai các hoạt động giáo dục với chương trình sáng tạo.
+ Triển khai hoạt động giáo dục theo chiều ngang, có tính chất tổng hợp vượt qua cái khung môn giáo khoa.
Chương 2. Quốc tế hóa và giáo dục

– Làm phong phú giáo dục hiểu biết quốc tế.

+ Giáo dục nên con người có tầm nhìn rộng lớn, có sự hiểu biết về đa văn hóa, có thái độ hợp tác và chung sống với những người có nền văn hóa khác.
+ Làm sâu sắc sự hiểu biết đối với lịch sử và văn hóa truyền thống của nước ta, coi trọng sự xác lập bản thân với tư cách là người Nhật Bản.

+ Xúc tiến giáo dục hiểu biết quốc tế chú trọng sự liên quan giữa các môn giáo khoa với giờ đạo đức, hoạt động đặc biệt và coi trọng học tập theo vấn đề, học tập trải nghiệm.

+ Thực hiện kết nghĩa với các trường ở nước ngoài, thực hiện các hoạt động du học, giao lưu quốc tế, xúc tiến giao lưu quốc tế sử dụng internet.
+ Nâng cao năng lực hướng dẫn của giáo viên bằng cách làm phong phú và đầy đủ việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, mở rộng việc cử giáo viên ra nước ngoài.

– Cải thiện giáo dục ngoại ngữ.

+ Cải thiện giáo dục ngoại ngữ coi trọng giáo dục năng lực giao tiếp như kĩ năng nghe, nói (cải cách chương trình, phương pháp hướng dẫn, nâng cao năng lực giáo viên, cải cách việc tuyển sinh)

+ Đối với giáo dục ngoại ngữ ở trường tiểu học, sẽ không thực hiện theo phương pháp nhất loạt coi nó là môn giáo khoa mà sẽ có gắng sao cho đem lại cho học sinh cơ hội để làm quen với đời sống, văn hóa nước ngoài cũng như các cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, địa phương trong tư cách là “Thời gian học tập tổng hợp” hay hoạt động đặc biệt. Khi đó, việc nỗ lực sử dụng những người bản ngữ sẽ được kì vọng.

– Cải cách và làm phong phú giáo dục dành cho trẻ em người Nhật sống ở nước ngoài, trẻ em về nước từ nước ngoài và trẻ em người nước ngoài sống tại Nhật.

Chương 3 . Thông tin hóa và giáo dục

– Thực hiện có hệ thống giáo dục thông tin

+ Giáo dục “năng lực thông tin trong xã hội thông tin liên lạc phát triển cao độ”-năng lực và phẩm chất cơ bản phục vụ việc lựa chọn, sử dụng thông tin, thiết bị thông tin và tích cực truyền bá thông tin.

+ Thông qua các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, xúc tiến giáo dục thông tin một cách có hệ thống.
+ Làm phong phú và đầy đủ cơ sở vật chất như máy tính, phần mềm.

– Cải thiện chất lượng giáo dục trường học bằng việc sử dụng mạng lưới thông tin liên lạc.

+ Sử dụng thực sự mạng lưới thông tin liên lạc, tạo ra mạng lưới bao gồm nhiều cơ quan mà trước tiên là trường học, cải thiện, làm phong phú hoạt động giáo dục, nỗ lực sử dụng tích cực nó vào việc học tập của trẻ em ở các vùng xa xôi hay những trẻ em phải điều trị bệnh.

+ Xúc tiến nghiên cứu thực tiễn sử dụng internet hướng tới việc tất cả các trường học được kết nối internet trong tương lai gần.
– Xây dựng “Trường học mới” ứng phó với xã hội thông tin phát liên lạc phát triển cao độ.

+ Nâng cao chức năng, trình độ của toàn thể cơ sở vật chất, thiết bị liên quan tới thông tin, liên lạc của trường học; xây dựng trường học mở, nơi tích cực phát đi thông tin về chính bản thân mình thông qua việc hình thành mạng lưới gắn kết các cơ quan khác nhau.

+ Làm phong phú việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và xúc tiến việc sử dụng các chuyên gia, kĩ sư xử lý thông tin.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến tổng hợp liên quan tới truyền thông đa phương tiện trung và dài hạn trong giáo dục.

+ Thu thập thông tin liên quan tới giáo dục, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng trung tâm quốc gia về thông tin giáo dục cung cấp cho toàn quốc.

– Vừa chinh phục “mặt trái” của thông tin hóa như sự hời hợt trong mối quan hệ giữa con người với con người, sự thiếu hụt trải nghiệm tự nhiên vừa nỗ lực giáo dục con người có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn và giáo dục đạo đức thông tin.

Chương 4. Sự phát triển khoa học kĩ thuật và giáo dục

– Cải cách giáo dục liên quan đến giáo dục tố chất khoa học.
+ Coi trọng tư tưởng tự do của trẻ em, thông qua trải nghiệm “hạnh phúc khi khám phá”, “hạnh phúc khi sáng tạo” của trẻ em mà nâng cao mối quan tâm, hứng thú đối với khoa học, giáo dục các tố chất khoa học phong phú như cách nhìn, cách tư duy khoa học cho trẻ em.

+ Không chỉ là môn khoa học mà vừa phải chú ý tới mối quan hệ với các môn học khác vừa xúc tiến hướng dẫn về mối quan hệ giữa khoa học với con người và tự nhiên.

+ Làm phong phú hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực hướng dẫn của giáo viên, sử dụng những người trưởng thành trong xã hội như các nhà nghiên cứu, các nhà kĩ thuật…

+ Xây dựng môi trường học tập như xây dựng nên các cơ sở quan sát, thí nghiệm, các “trung tâm học tập khoa học”.

+ Cải cách chế độ thi tuyển để có thể đánh giá thích hợp cách nhìn, tư duy khoa học.

– Cung cấp các cơ hội học tập phong phú cho xã hội địa phương
+ Xây dựng các bảo tàng khoa học cho phép trẻ em có thể có được các trải nghiệm thông qua 5 giác quan, có thể tiếp xúc trực tiếp với vật thật.

+ Tổ chức các seminar và cung cấp các cơ hội tham quan học tập các đại học, doanh nghiệp để trẻ em có thể tiếp xúc với sự thú vị và hấp dẫn của khoa học.

+ Xây dựng thể chế cung cấp thông tin về các cơ hội học tập phong phú.

Chương 5. Vấn đề môi trường và giáo dục

– Cải thiện, làm phong phú giáo dục môi trường
+ Xúc tiến giáo dục môi trường dựa trên quan điểm như “học hỏi từ môi trường”, “học tập về môi trường”, “học tập vì môi trường”.

+Xúc tiến giáo dục môi trường nhắm đến mối liên quan giữa các môn giáo khoa, giờ đạo đức và hoạt động đặc biệt; coi trọng học tập trải nghiệm.

+ Giáo dục trái tim coi trọng tự nhiên và môi trường, giáo dục thái độ, phẩm chất, năng lực thực tiễn hành động một cách chủ thể nhằm bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường tốt hơn.

+ Làm phong phú việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực hướng dẫn của giáo viên, sử dụng những người trưởng thành có liên quan đến công việc bảo vệ thiên nhiên.

– Cung cấp cơ hội học tập phong phú cho xã hội địa phương.
+ Làm phong phú các cơ hội làm quen với tự nhiên như quan sát tự nhiên và hoạt động dã ngoại.

+ Làm phong phú cơ hội học tập trải nghiệm phong phú như tổ chức lớp học về môi trường ở các nhà thiên nhiên dành cho thiếu niên.

+ Đại học, doanh nghiệp cung cấp các cơ hội học tập về các vấn đề môi trường

+ Xây dựng thể chế cung cấp thông tin về các cơ hội học tập phong phú.

+ Khuyến khích các hoạt động tình nguyện giải quyết vấn đề môi trường từ những việc gần gũi quanh mình mà mỗi người có thể làm.

Những vấn đề cần nghiên cứu từ giờ về sau.

Sau khi công bố bản Báo cáo thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu về phương thức hiện tồn của giáo dục ứng phó với sự biến đổi của xã hội như quốc tế hóa, thông tin hóa, khoa học kĩ thuật phát triển, đồng thời triển khai xem xét “cải thiện sự tiếp xúc giữa giáo dục và trường học ứng phó thích hợp với năng lực của từng người” bao gồm cải cách giáo dục đại học, trung học phổ thông, cải cách chế độ tuyển sinh vào trung học phổ thông, đại học…

Nguyễn Quốc Vương dịch

Bài viết cùng danh mục