Chiến lược giáo dục của Nhật Bản trong thế kỉ 21 (phần 1)

Nguyễn Quốc Vương 04/05/2024
Giáo dục Việt Nam và Nhật Bản

Lời người dịch: Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương là “think tank” của chính phủ Nhật chuyên trách về vấn đề giáo dục. Hội đồng này chịu trách nhiệm cao nhất trong việc biên soạn các chiến lược, chính sách về giáo dục ở tầm vĩ mô.

Bản dịch dưới đây là bản dịch tóm tắt bản báo cáo lần thứ nhất của Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương, bản báo cáo có ảnh hưởng quan trọng đến quan điểm, nội dung của bản “Hướng dẫn học tập”-văn bản chỉ đạo toàn bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp ở giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản. Tiêu đề “Chiến lược giáo dục của Nhật Bản trong thế kỉ 21” là do người dịch đặt.

Dẫn nhập

Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương vào tháng 4 năm 1995 đã tiến hành nghiên cứu sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn về chủ đề nói trên từ Bộ trưởng Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản.
Sau khi công bố “bản tóm tắt kết quả hội nghị” vào tháng 6 cùng năm thì Hội nghị đã tóm tắt lại thành bản báo cáo lần thứ nhất như ở đây.


Cấu trúc của bản báo cáo lần thứ nhất như sau:


Phần 1. Giáo dục từ giờ về sau


Phần 2. Vai trò và sự hợp tác giữa trường học, gia đình và xã hội địa phương.


Phần 3. Giáo dục và sự ứng phó của nó đối với sự biến đổi của xã hội quốc tế hóa,

thông tin hóa, phát triển khoa học kĩ thuật.


Từ giờ về sau, Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương dự định sẽ tiến hành bàn luận về “giáo dục ứng phó thích hợp với năng lực của từng người và sự cải thiện mối liên hệ giữa các trường học”.

Phần 1. GIÁO DỤC TỪ GIỜ VỀ SAU


Hiện trạng của trẻ em

– Có những mặt tích cực tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề như : đời sống không có sự thong thả, thiếu tính xã hội, gặp vấn đề về giá trị quan luân lý, vấn đề về sức khỏe, thể lực, chậm tự lập,


– Năng lực giáo dục của gia đình, xã hội địa phương có xu hướng suy giảm.

– Xã hội từ giờ về sau sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng quốc tế hóa, thông tin hóa, phát triển khoa học kĩ thuật. Đó là thời đại biến đổi mạnh mẽ, thời đại mà đích đến không rõ ràng.


Phương phướng cơ bản của giáo dục từ giờ về sau

– Coi trọng những giá trị bất biến vượt thời đại như tính nhân văn phong phú đồng thời cần tới nền giáo dục đáp ứng chính xác, nhanh chóng sự biến đổi của xã hội.

– Phẩm chất và năng lực được đòi hỏi từ giờ về sau là “Năng lực sống” trong xã hội biến đổi mạnh mẽ.

– Năng lực tự mình phát hiện vấn đề, tự học, tự suy nghĩ, tự chủ phán đoán và hành động giải quyết vấn đề.

– Có sức khỏe và thể lực để sống sôi nổi với tính người phong phú như vừa tự lập vừa hợp tác với người khác, có tấm lòng quan tâm tới người khác và trái tim biết cảm động.

– Trong giáo dục từ giờ về sau sẽ coi trọng việc giáo dục “năng lực sống” thông qua toàn bộ trường học, gia đình, xã hội địa phương. Để giáo dục “năng lực sống” thì cần phải thúc đẩy mạnh hơn tư duy tôn trọng cá tính.

Quan điểm giáo dục “năng lực sống”

– Xúc tiến giáo dục có sự cân bằng trong sự liên kết giữa nhà trường, gia đình, xã hội địa phương và làm phong phú giáo dục trong gia đình, xã hội địa phương.
– Gia tăng cơ hội trải nghiệm đời sống và trải nghiệm thiên nhiên của trẻ em
– Triển khai giáo dục trường học coi trọng giáo dục “năng lực sống”
– Đảm bảo sự “thong thả” giữa trẻ em và toàn thể xã hội (Để giáo dục được “năng lực sống” cho trẻ em thì phải làm cho trẻ em và cả xã hội có được sự “thong thả”).

Các vấn đề đặc biệt quan trọng

– Làm mềm đi sự cạnh tranh quá mức cần thiết trong thi cử (vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận trong cuộc họp chính từ giờ về sau)
– Vấn đề bắt nạt, cự tuyệt trường học
– Bắt nạt, cự tuyệt trường học là vấn đề có liên quan sâu sắc đến xã hội hiện đại và là vấn đề đặt ra cho toàn thể xã hội. Với tư cách là một cách lý giải về bối cảnh đằng sau của nó, người ta cho rằng xã hội của chúng ta là “xã hội bị chi phối bởi sự đồng chất”.
– Loại bỏ tư duy đồng chất, coi trọng cá nhân, giáo dục thái độ tôn trọng cá tính và giá trị quan như thế làm cơ sở nền tảng.

Biện pháp

– Tiến hành hợp tác mật thiết giữa gia đình, trường học, xã hội địa phương.

– Giáo dục giá trị quan luân lý cơ bản trong gia đình và giáo dục tạo ra những trẻ em gắn bó với quê hương.

– Xây dựng nên các trường học coi trọng từng người một sao cho từng học sinh cảm thấy như mình có thể cảm nhận được trong thực tế niềm hạnh phúc của việc thể hiện bản thân và sự tồn tại của mình.

– Xác lập sự ứng phó thống nhất với trường học và tư thế mạnh mẽ không khoan thứ đối với nạn bắt nạt.

– Làm phong phú thể chế tư vấn giáo dục của trường học với sự giúp đỡ của các chuyên gia và xây ựng thể chế tư vấn giáo dục ngoài trường học.

– Vận hành trường học mở trong sự liên kết với gia đình và các tổ chức khác (mềm hóa hơn nữa việc “đổi trường” của học sinh, sử dụng tích cực phòng học thích hợp, “xem xét việc sử dụng hiệu quả “kì thi kiểm định trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở” với tư cách như là phương tiện trung gian dành cho trẻ em cự tuyệt trường học.

– Khi tiến hành hướng dẫn trẻ em cự tuyệt trường học thì không chỉ chú ý đến việc làm cho các em quay trở lại với bạn bè, cuộc sống trước đó mà còn phải có biện pháp được tiến hành chậm rãi trong một khoảng thời gian để phát triển cá tính các em bằng quá trình các em vượt qua được việc cự tuyệt trường học.

(còn tiếp)

Bài viết cùng danh mục